Nga công bố thiết kế phi thuyền hạt nhân tương lai

Cơ quan vũ trụ liên bang Nga (Roscosmos) đã tiết lộ thiết kế của các vệ tinh và phi thuyền vũ trụ được trang bị động cơ hạt nhân, phục vụ cho những sứ mệnh dài ngày trong không gian, theo Sputnik hôm 23.5.

Sứ mệnh đầu tiên của thế hệ tàu vũ trụ mới dự kiến vào năm 2030 /// Roscosmos
Sứ mệnh đầu tiên của thế hệ tàu vũ trụ mới dự kiến vào năm 2030 ROSCOSMOS
Tại diễn đàn New Knowledge được tổ chức ở Moscow hôm 22.5, Giám đốc điều hành chương trình và khoa học dài hạn của Roscosmos, Alexander Bloshenko đã công bố hai hình ảnh của tàu vũ trụ tương lai. Theo đó, phi thuyền sẽ được lắp động cơ hạt nhân Zeus, với một mẫu được trang bị động cơ plasma từ xoay và mẫu còn lại chạy bằng động cơ ion.
Theo bài thuyết trình, tàu vũ trụ được trang bị lò phản ứng hạt nhân 500 kilowatt sẽ có trọng lượng tối đa 22 tấn. Dự kiến Nga sẽ dùng tên lửa hạng nặng Angara-A5V phóng tàu vũ trụ từ sân bay vũ trụ Vostochny ở vùng viễn đông Nga.
Ông Bloshenko cho hay sứ mệnh đầu tiên của tàu vũ trụ hạt nhân được dự kiến sẽ triển khai vào năm 2030. Đầu tiên, con tàu sẽ ghé mặt trăng, kế đến là sao Kim và sao Mộc. Toàn bộ thời gian của hành trình được tính toán trong vòng 50 tháng.
Nga công bố thiết kế phi thuyền hạt nhân tương lai - ảnh 1

Tàu vũ trụ hạt nhân, còn gọi là Mô đun Vận tải và Năng lượng (TEM), đã được Nga nghiên cứu và phát triển từ năm 2010.

Bên cạnh đó, Roscosmos cũng công bố thiết kế của trạm không gian mới, với hai mô đun được trang bị công nghệ Zeus. Tàu du hành chở người thế hệ kế tiếp của Nga là Orel và các tên lửa tái sử dụng sẽ có thể kết nối vào trạm không gian trong tương lai.
Tàu vũ trụ hạt nhân, còn gọi là Mô đun Vận tải và Năng lượng (TEM), đã được Nga nghiên cứu và phát triển  từ năm 2010. Đến tháng 1.2020, Roscosmos công bố kế hoạch phóng tàu vũ trụ hạt nhân đầu tiên vào năm 2030 và bắt đầu sản xuất đại trà ngay sau đó. Ngân sách của dự án vào khoảng 4,2 tỉ rúp (57 triệu USD).
(theo Thanh Niên)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *