DỰ THẢO TÓM TẮT Ý TƯỞNG TỔ CHỨC “THI CHẾ TẠO – TRÌNH DIỄN PHƯƠNG TIỆN BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI – VIỆT NAM LẦN THỨ I”

DỰ THẢO

TÓM TẮT Ý TƯỞNG TỔ CHỨC

“THI CHẾ TẠO – TRÌNH DIỄN

PHƯƠNG TIỆN BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI – VIỆT NAM LẦN THỨ I”

Viết tắt là: ROBOTBAY 

  1. Các cơ quan đồng tổ chức:
    • Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
    • Đài Truyền hình Việt Nam VTV
    • Hội Hàng không – Vũ trụ Việt Nam (VASA)
  2. Đối tượng được áp dụng:

Các học viện, trường Đại học và Cao đẳng trên cả nước.

  1. Thể lệ cuộc thi được chia thành các vòng như sau:

(1) Vòng sơ tuyển.

(2) Vòng thi đấu loại trực tiếp sẽ được chia thành bảy vùng lãnh thổ trong phụ lục theo vùng/miền. Thể thức chi tiết cuộc thi được giải thích tại phụ lục 01.

(3) Vòng loại khu vực.

Khu vực thi đấu được chia thành 7 vùng:

  • Vùng I: Các tỉnh Đông Bắc Bộ (Phú Thọ, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc) và Tây Bắc Bộ (Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lao Cai, Yên Bái, Hoà Bình). Lấy Đại học Thái Nguyên (Đại học vùng) làm trung tâm hỗ trợ đào tạo cho đội dự thi.
  • Vùng II: Thủ đô Hà Nội và các tỉnh liền kề có biên giới tiếp giáp Hà Nội về phía Tây Nam thủ đô (Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương)
  • Vùng III: Các tỉnh duyên hải Bắc Bộ (Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá)
  • Vùng IV: Các tỉnh Bắc miền Trung (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng). Lấy Đại học Đà Nẵng (Đại học vùng) làm trung tâm hỗ trợ đào tạo cho đội dự thi.
  • Vùng V: Các tỉnh Nam miền Trung (Quảng Nam, Quãng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận) và Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng). Lấy Đại học Quy Nhơn (Đại học vùng) làm trung tâm hỗ trợ đào tạo cho đội dự thi.
  • Vùng VI: Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ (Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh). Lấy Đại học Bách Khoa Hồ Chí Minh (Đại học vùng) làm trung tâm hỗ trợ đào tạo đội dự thi.
  • Vùng VII: Thành phố Cần Thơ và các tỉnh miền Tây (Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang). Lấy Đại học Cần Thơ (Đại học vùng) làm trung tâm hỗ trợ đào tạo cho các đội dự thi.

(4) Vòng “Bát kết” (gồm 16 đội).

(5) Vòng “Tứ kết” (gồm 8 đội).

(6) Vòng “Bán kết” (gồm 4 đội).

(7) Vòng “Chung kết” (gồm 2 đội).

  1. Hội đồng cuộc thi

Hội đồng giám khảo cuộc thi, ban cố vấn sẽ do Hội đồng Khoa học của Trung ương Đoàn TNCS HCM, Đài Truyền hình Việt Nam VTV, Hội Hàng không – Vũ trụ Việt Nam (VASA) giới thiệu bao gồm các nhà Khoa học, các chuyên gia, các nhà báo có uy tín trong nước và có thể mời đại diện từ quốc tế.

  1. Truyền thông

Các trận thi đấu từ vòng đấu loại đều được truyền hình trực tiếp tại các kênh Truyền hình Trung ương và địa phương. Và sẽ được bình luận đưa tin tại các cơ quan báo đài.

  1. Tài trợ chương trình

Ban tổ chức sẽ mời cơ quan truyền thông có uy tín để tư vấn kêu gọi tài trợ trong nước và quốc tế.

  1. Giải thưởng

Ban tổ chức sẽ xây dựng “Bộ chương trình giải thưởng” đặc biệt hấp dẫn phù hợp nhằm động viên khuyến khích, cũng như tạo niềm đam mê sáng tạo đến học sinh và sinh viên toàn quốc với khẩu hiệu mang tính lan toả:

“Khoa học và Tổ quốc!”

  1. Các tiêu chí cơ bản đánh giá chấm điểm

(1) Chấm điểm thiết kế

  • Thiết kế khí động học
  • Thiết kế tự động điều khiển
  • Thiết kế giải pháp và tích hợp thiết bị

(2) Chấm điểm tỷ lệ nội địa hoá

(3) Chấm điểm kỹ thuật

  • Tốc độ bay
  • Trần bay
  • Thời gian bay
  • Tải trọng
  • Trang bị và các bài toán ứng dụng (phục vụ nghiên cứu Khoa học, phục vụ Nông – Lâm – Ngư nghiệp, quan sát Trái đất, trinh sát điện tử,…)
  • Chỉ số thông minh (tự tránh ra đa, tránh chướng ngại vật, bay lạc tự tìm đường về, chống được các nhiễu cưỡng bức vào hệ thống điều khiển và GPS,…)
  • Nhiên liệu
  • Các chỉ số cơ bản khác.

(4) Chấm điểm phi công điều khiển (Phi công điều khiển mặt đất thực hiện các

bài bay phức tạp khác nhau theo thể lệ cuộc thi)

(5) Chấm điểm khả năng thích nghi trong điều kiện cất và hạ cánh trong quá trình ứng dụng và “tác chiến”

Các tiêu chí chi tiết chấm điểm trong phụ lục 02.

  1. Các tiêu chí quảng cáo, quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia

Sẽ được trình bày trong phần phụ lục.

  1. Các vấn đề nội dung hỗ trợ cuộc thi

Ban tổ chức cuộc thi sẽ mở lớp đào tạo huấn luyện và cử chuyên gia tư vấn hướng dẫn theo hình thức giảng bài và tư vấn từ xa qua Zoom ngay sau cuộc thi được chính thức phát động; kể cả việc đào tạo phi công điều khiển và tư vấn mua sắm vật tư nhập ngoại, và vật tư theo thiết kế. Ban tổ chức cũng sẽ liên hệ với các cơ quan chức năng tại các vùng miền để cho các đội có điều kiện thử nghiệm bay trong quá trình hoàn thiện thiết kế cũng như chuẩn bị sẵn thao trường để các cuộc thi được diễn ra trên điều kiện trình diễn bay trên thực tế bầu trời.

  1. Thời gian hội thi dự kiến
  • Thời gian phát động cuộc thi dự kiến vào ngày 12/04/2021 nhân ngày Vũ trụ Thế giới.
  • Thời gian chốt danh sách dự thi đợt 1 vào ngày 18/05/2021 nhân ngày Khoa học và Công nghệ.
  • Thời gian đấu loại bắt đầu từ ngày 19/08/2021 đến tháng 2/2022.
  • Thời gian diễn ra trận Bán kết, Tứ kết, Chung kết dự kiến diễn ra vào tháng 03/2022.

Chân thành đón nhận những ý kiến đóng góp gửi về:

Hội sở VASA: Tầng 10 Cung Trí thức, số 1 đường Tôn Thất Thuyết, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Văn phòng VASA: 116 Thái Hà, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội.

Email: info@vasa.com.vn

Hotline: 092 2686868 (Ms.Ngọc)

Website: https://vasa.com.vn

Ghi chú: Qua khảo sát của Văn phòng VASA, cả nước có khoảng 239 Học viện và trường Đại học, 194 trường Cao đẳng; Ban tổ chức tin tưởng số đội đăng ký tham gia hội thi sẽ khá đông trong cuộc thi thú vị lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.

Trân trọng!

(Dự thảo từ văn phòng VASA)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *