CÂU CHUYỆN: ĐO HUYẾT ÁP

Lời tác giả

Trong một buổi trao đổi nói chuyện với Thế hệ trẻ, một câu hỏi mà bác tin rằng nhiều nguời cũng tò mò đã được đặt ra cho bác Phạm Tuân – Anh hùng phi công Vũ trụ như sau:

“Trước khi bay lên Vũ trụ, bác có sợ không?”

Bác Phạm Tuân đã chia sẻ một cách rất chân thành là:

Hồi hộp đôi chút thì có nhưng sợ thì không. Hồi hộp ở trong giai đoạn ngồi trên xe để đi ra giàn bộ phóng còn khi đã lên dàn phóng thì không còn thời gian để nghĩ sợ hay hồi hộp nữa vì liên tục phải kiểm tra hệ thống, liên tục phải thao tác các nút, theo dõi màn hình và trả lời các câu hỏi của trung tâm chỉ huy, trả lời liên tục, liên tục.”

Câu chuyện hôm nay bác muốn chia sẻ lý do vì sao bác Phạm Tuân lại có một tâm lý vững vàng như thế qua những lời chia sẻ của bác Phạm Tuân về vấn đề đo huyết áp của các phi công Vũ trụ Việt Nam.

Hình ảnh phi công Vũ trụ Gorbatko và Anh hùng phi công Vũ trụ Phạm Tuân
Hình ảnh phi công Vũ trụ Gorbatko và Anh hùng phi công Vũ trụ Phạm Tuân

Bác Phạm Tuân đã chia sẻ rằng Phó giám đốc trung tâm huấn luyện tại trung tâm Vũ trụ Xô Viết đã đánh giá rằng độ ổn định của huyết áp và nhịp tim cuả cả bốn ứng viên phi công Vũ trụ Việt Nam luôn ở mức cao nhất sau khi hoàn thành các bài tập khó khăn về thể lực, về khả năng vượt qua thử thách tâm lý. Nhìn chung tâm lý của cả bốn ứng viên Vũ trụ Việt Nam chúng ta tâm lý rất tốt, bình tĩnh, tự tin không có dấu hiệu sợ hãi hay qúa hồi hộp trước những khó khăn cũng như những tình huống thử thách để “tồn tại”. Những kết quả và nhận định trong quá trình huấn luyện đã chứng minh thêm cho câu trả lời của bác đã chia sẻ cho câu hỏi ở trên, bác Phạm Tuân đã không sợ dù bác nằm dưới tên lửa và để chính tên lửa ấy bắn bác lên Vũ trụ.

Hình ảnh Anh hùng phi công Vũ trụ Phạm Tuân cùng ba phi hành gia bên cạnh Soyuz 37
Hình ảnh Anh hùng phi công Vũ trụ Phạm Tuân cùng ba phi hành gia bên cạnh Soyuz 37

Trước khi trở thành người Việt Nam và châu Á đầu tiên bay vào Vũ trụ, Anh hùng phi công Vũ trụ Phạm Tuân còn là người đầu tiên bắn hạ máy bay B-52 của Mỹ từ trên không và an toàn quay trở về vào năm 1972. Vì vậy, bác Phạm Tuân đã chia sẻ rằng dù rằng trên thực tế đã có những chuyến bay lên Vũ trụ gặp những sự cố đáng tiếc trong quá khứ, và cũng không bao giờ có thể chắc chắn 100% là chuyến bay tiếp theo có thể khẳng định là an toàn.

Hình ảnh phi công Vũ trụ Gorbatko và Anh hùng phi công Vũ trụ Phạm Tuân
Hình ảnh phi công Vũ trụ Gorbatko và Anh hùng phi công Vũ trụ Phạm Tuân

Nhưng cuộc đọ sức với không quân Mỹ trong 12 ngày đêm được mệnh danh là “chiến dịch Điện Biên Phủ trên không”  đánh B52 trên bầu trời Hà Nội và miền Bắc trong chiến tranh để bảo vệ bầu trời Tổ quốc thì thật sự còn nguy hiểm hơn chuyến bay lên Vũ trụ vì lực lượng không lực Mỹ rất mạnh, một máy bay B52 có 30 máy bay tiêm kích F4 và các máy bay phát nhiễu, máy bay trinh sát điện tử bay bảo vệ phía trước, hai bên, đằng sau và cả phía bên dưới. Các sân bay của chúng ta đều bị địch bao vây từ trên không. Lực lượng không quân Mỹ liên tục quần thảo trên tầm cao chỉ chờ không quân ta xuất lính là nó bủa vây bắn tên lửa trực diện xối xả. Ngay cả khi chiến đấu ác liệt như thế nói có sợ không, thì phải nói đến bản lĩnh bộ đội ta, bản lĩnh của những người phi công Việt Nam trước khi vào trận chiến đấu họ đã xác định rằng có thể ra trận lần này sẽ là hy sinh nhưng mang trong mình nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng, bảo vệ hoà bình nên đã đem lại cho họ sức mạnh, một ý chí ‘thép’ vì vậy trước trận đánh tâm lý sẽ là không sợ hãi, không sợ chết.

Hình ảnh phi công Vũ trụ Gorbatko và Anh hùng phi công Vũ trụ Phạm Tuân
Hình ảnh phi công Vũ trụ Gorbatko và Anh hùng phi công Vũ trụ Phạm Tuân

Những chia sẻ của bác Phạm Tuân đã lý do giải thích tại sao tâm lý, huyết áp, nhịp tim của đoàn Việt Nam trong trung tâm huấn luyện Vũ trụ tại Liên Xô luôn được nhận định cao nhất.

(Tác giả: Thế Bình)

(Còn tiếp)

Những câu chuyện về Vũ trụ tiếp theo sẽ được chia sẻ trong bài viết lần sau. Các cháu hãy đón đọc!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *