-
MỤC LỤC
-
Lời nói đầu của tác giả
-
PHẦN I: PHẬT PHÁP VÀ VŨ TRỤ
Lời nói đầu của tác giả
Lịch sử loài người, bắt đầu từ thời đại đồ đá, trong quá trình tiến hoá, tồn tại và phát triển, con người hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, dựa vào mọi thứ có sẵn không khí, đất, nước và điều kiện hiện có trên Trái đất để sinh tồn. Sự khởi đầu con người chuyển từ săn bắt hái lượm sang trồng trọt và chăn nuôi. Theo đó, các hình thức Tôn giáo dân tộc ra đời với sự tôn thờ những giá trị cảm nhận thiêng liêng về tất cả các vị thần mà họ nhận thức trong tư duy tâm linh siêu tưởng. Cùng với sự tiến hoá và phát triển các dân tộc, quốc gia ra đời. Theo đó, mỗi dân tộc suy tôn riêng các vị thần cho mình, mỗi dân tộc tạo nên giá trị tinh thần đậm chất Tôn giáo với sắc thái riêng. Theo thời gian các Tôn giáo dần có nội dung nghi lễ mang tính phổ quát. Tôn giáo không còn gắn chặt với quốc gia cụ thể, với các vị thần cụ thể, với các nghi thức cụ thể của một cộng đồng, dân tộc nên sự phát triển của nó mang tính lan toả nhanh. Ảnh hưởng của Tôn giáo đối với đời sống tinh thần của con người ngày càng trở nên quan trọng và lớn lao. Tôn giáo đã thống lĩnh tư duy của từng con người, từng tộc người, đến dân tộc quốc gia, trong một giai đoạn rất dài của lịch sử nên đã hình thành nên các Tôn giáo có tính đặc trưng riêng của từng quốc gia dân tộc. Thậm chí một số Tôn giáo mang tính đặc sắc Tôn giáo riêng của quốc gia như Anh Giáo, Shinto và các dòng Tôn giáo khác.
Tuy nhiên có những Tôn giáo đã phát triển, vươn rộng ở nhiều quốc gia trên Thế giới và khu vực địa lý rộng lớn như Phật giáo, Kitô giáo – Do Thái giáo và Hồi Giáo. Khi Tôn giáo hưng thịnh, nó trở nên ngự trị đời sống tư duy, tinh thần, tâm linh, Thần học, Triết học. Ngay cả Thiên văn, Vũ trụ, Khoa học đều gắn liền với sự phát triển của Tôn giáo, ảnh hưởng bởi Tôn giáo, chịu sự chi phối của Tôn giáo đến mức phụ thuộc; điều này kéo dài mãi cho đến những thế kỷ gần đây.
Từ phân tích nêu trên, theo quan điểm riêng của tác giả khi đặt vấn đề nghiên cứu tìm hiểu về Vũ trụ. Hãy bắt đầu xem xét các quan điểm, học thuyết, giáo lý, Kinh Thư, kinh thánh của các Tôn giáo, nhất là các Tôn giáo lớn có ảnh hưởng sâu rộng trên Thế giới. Coi đây là sự khởi đầu cho các xu hướng nghiên cứu mang tính định hướng.
Trong bài viết “Vũ trụ thần bí và những khám phá”, tác giả chọn đặt vấn đề nghiên cứu từ ba xu hướng lớn, ba quan điểm Thế giới quan về Vũ trụ của Phật giáo; Kitô giáo – Do Thái giáo; lý thuyết Big Bang và các kết quả Khoa học thực nghiệm đương đại để bảo vệ quan điểm nghiên cứu của mình cũng như các học trò mà tác giả mong muốn dẫn dắt trong quá trình nghiên cứu.
Tài liệu tham khảo tác giả sự dụng là các tài liệu trong Kinh Thư, kinh thánh, giáo lý, giáo luật, sách truyền pháp, Kinh Văn, Triết học, Thần học tài liệu viết về Phật giáo; Kitô giáo – Do Thái giáo, các bài truyền giảng pháp của các Tôn giáo và Pháp môn có ảnh hưởng lớn…cùng các nguồn tài liệu Khoa học Vật lý Thiên văn học và Khoa học cơ bản để tổng hợp biên tập theo chủ đề mà tác giả xây dựng định hướng nghiên cứu. Do thời gian hạn hẹp, nội hàm và chủ đề bài báo Khoa học lại là những vấn đề vô cùng lớn, trừu tượng, nhạy cảm, huyền bí, thâm sâu động chạm đến những vấn đề “uyên nguyên” khó diễn đạt nên khó tránh khỏi sai sót. Kính mong độc giả góp ý và lượng thứ.
PHẦN I: PHẬT PHÁP VÀ VŨ TRỤ
Sự khởi đầu
– Sự khởi đầu của Vũ trụ như thế nào?
– Con người luôn tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi Vũ trụ này to lớn đến đâu và có vô cùng vô tận?
– Trong Vũ trụ này có bao nhiêu Ngân hà, Thiên hà, Hành tinh và liệu có sự sống nơi xa xôi đó?
– Con người và Vũ trụ có mối liên hệ như thế nào?
– Khoa học và Phật pháp liên quan đến nhau không?
– Hãy cùng chúng tôi đặt vấn đề tìm hiểu và giải mã bí ẩn!
Trong phạm vi một bài báo Khoa học, chúng tôi mới chỉ là đứng ở một góc nhìn siêu hẹp và một siêu cơ điểm cực kỳ “vi quan” để nhìn nhận một vấn đề to lớn. Bởi vì Vũ trụ quá kỳ vỹ, thần bí và siêu tưởng nên có nhiều điều mà Khoa học hiện đại cũng không thể lý giải hoặc chưa thể lý giải được.
Trái với quan điểm của Khoa Học Vật lý Thiên Văn hiện đại “Vũ trụ sinh ra sau Vụ Nổ Lớn Big Bang”; đồng quan điểm với một số Tôn giáo lớn Vũ trụ hình thành từ bàn tay của “Đấng Sáng Thế”. Trả lời đúng, sai cho sự khởi đầu của Vũ trụ trở nên vô cùng hóc búa! Quan điểm của Phật giáo có phần có lý khi đã phản biện về học thuyết Big Bang bởi vì học thuyết này chưa giải thích được bản chất sự việc: Big Bang từ đâu xuất hiện, nếu Big Bang sinh ra Vũ trụ thì cái gì sinh ra Big Bang? Vũ trụ, thời gian, không gian bắt đầu từ một vụ nổ lớn (Ex Nihilo – Hư vô), mà không có nguyên nhân? Nếu vậy trên căn bản, theo Phật pháp điều này vẫn là thừa nhận “Đấng Tạo Hoá là nguyên nhân của chính mình”, và theo quan điểm của Tôn giáo thì Big Bang chính là hiện tượng của “Đấng Tạo Hoá”; phản biện này có lý vì không thể xuất hiện vụ nổ mà không có nguyên nhân. Vậy nguyên nhân có phải cũng từ “Đấng Tạo Hoá”. Lý giải cho sự khởi đầu Kinh Thư của Phật pháp nêu rõ: “Khi xuất hiện các vật đều trống rỗng, vì trống rỗng nên chúng xuất hiện”. Quan điểm của Phật pháp, sự trống rỗng không chỉ là bản chất của các hiện tượng trong Vũ trụ mà còn là Thiên năng cho phép các hiện tượng này triển khai đến vô cùng.
Matthieu, một Nhà Khoa học, Nhà Sư đến từ phương Tây viết: “Vào thời kỳ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời, Ấn Độ giáo đã đưa ra cái nhìn huyền bí mang tính biểu tượng của Vũ trụ. Khi Đức Phật đạt tới giác ngộ vào 528 năm trước Công Nguyên, Ngài nhận thấy dưới ánh sáng của kinh nghiệm thiền định rằng Vũ trụ này được đặc trưng bằng sự phụ thuộc lẫn nhau và rằng bản chất của Thế giới là không có hiện thực tự lập và vĩnh viễn. Sự phụ thuộc lẫn nhau này bao hàm cả ý thức”.
Trả lời cho câu hỏi Phật giáo có mô tả sự hình thành của Vũ trụ hay không? Matthieu trả lời: “Có, nhưng sự mô tả này không được trình bày như một giáo điều. Một số mô tả của nó hiện nay không còn được đứng vững, nhưng chúng vẫn có giá trị biểu trưng gắn liền với thực hành thiền định. Bên ngoài, chúng phù hợp với những ý tưởng của thời đại được Phật giáo tiếp nhận nhưng lại không được chính Đức Phật giảng giải. Vũ trụ luận này không xem xét lại sự phân tích của Phật giáo về khái niệm (cái thực). Khái niệm hình thành của Vũ trụ thuộc về chân lý tương đối, thuộc về lĩnh vực của các vẻ bề ngoài. Qua chân lý tương đối Phật giáo muốn nói đến “Các hạt không gian”, chúng không biểu đạt các vật, mà chỉ một tiềm năng bộc lộ vẻ bề ngoài. Sau đó Phật giáo nói về sự thể hiện của (cái chân không đầy ấp) đó dưới dạng khí năng lượng – tiếng Phạn nghĩa là Prama. Các năng lượng này được thể hiện dưới dạng ánh sáng 5 màu được vật chất hoá dần dần thành 5 yếu tố – không khí, nước, đất, lửa và không gian. Sự kết hợp giữa chúng tạo ra một đại dương các yếu tố mà sự hoà trộn của chúng dưới tác động của năng lượng ban đầu sẽ làm nảy sinh ra bầu trời. Các lục địa và các dãy núi, và cuối cùng là các sinh vật sống. Đó chính là quá trình hình thành của một Vũ trụ tồn tại. Phật giáo không xét đến sự sáng thế đầu tiên vì ý tưởng về một nguyên nhân duy nhất không thể đứng vững được.
Tuy nhiên, Phật pháp cũng có rất nhiều Pháp môn khác nhau, Phật giáo cũng chỉ là một Pháp môn của Phật gia nên sẽ còn rất nhiều quan điểm khác nhau khi đặt vấn đề nghiên cứu về Vũ trụ.
Thiên quốc
Cũng như các Tôn giáo khác, Phật pháp luôn khuyên con người sống “Chân, Thiện, Nhẫn” quan điểm của Phật pháp luôn khuyến khích và hướng dẫn tu luyện “Tu thành chính quả” để được trở về Thiên Quốc để thăng hoa để thành tiên thành Phật thực hư điều đó ra sao? Đâu là câu trả lời thoả đáng!
Theo các tài liệu của Phật pháp, Phật Thích Ca Mâu Ni trong lịch sử xác thực, hơn 2.500 năm trước, tại Ấn Độ cổ, đã lưu lại cho người tu luyện một phương pháp tu luyện nơi Phật môn của Ông, gọi là Giới-Định-Huệ…Phật A Di Đà có Thế giới Cực Lạc, Phật Dược Sư có Thế giới Lưu Ly, mỗi vị Phật đều chủ trì một Thế giới Thiên quốc; Phật Thích Ca Mâu Ni đến từ tầng thứ rất cao. Tầng thứ thấp nhất mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã ở trước khi hạ xuống, từ tầng thứ trên đó, tầng thứ mà từ đó trực tiếp chuyển sinh xuống thành người, là ở tầng Vũ trụ thứ sáu.
Ở trên tầng Vũ trụ thứ sáu Ông có một Thiên quốc, ở đó Ông sáng tạo một Thiên quốc, gọi là ‘Thế giới Đại Phạm’. Cũng tức là nói Phật Thích Ca Mâu Ni là từ Thế giới Đại Phạm chuyển sinh đến nhân gian. Từ quan điểm nêu trên chủ đề “Thiên Quốc Đại Phạm” trong không gian Vũ trụ sẽ là một chủ đề thú vị để những ai quan tâm, tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu.
Lắng nghe trong các câu Kinh trong các ngôi Chùa Phật giáo ta thường nghe các câu Kinh cầu quen thuộc “A Di Đà Phật, Thế giới Đại Từ Đại Bi…” Ta cũng nghe nhiều đến từ “Thế giới Cực lạc” trong ngôn ngữ nhà Phật. Vậy có không Thế giới hay Thiên quốc Cực lạc? và nơi ấy có “Từ bi” vậy nơi đây liệu có có sự sống?
Về Phật A Di Đà, trong kinh sách Phật giáo có giới thiệu Phật A Di Đà và Thế giới Cực Lạc vậy Thế giới Cực Lạc ở đâu? Từ thông tin nêu trên những ai làm Vật lý Thiên Văn và những ai quan tâm có thể đây là một gợi ý trong thực niệm Khoa học. Và còn bao nhiêu, bao nhiêu Thiên quốc trong không gian Vũ trụ chưa được nhà Phật biết đến?
Khi nói về Phật, Matthieu đã viết “Người ta còn nói rằng trên một nhánh cỏ, và mỗi một hạt bụi, trong mỗi một Nguyên tử và mỗi một lỗ chân lông trên da của từng Đức Phật đều có vô số các Thế giới mà không nhất thiết các Thế giới này phải nhỏ lại hay các lỗ chân lông phải to ra. Nói cách khác thông qua sự phụ thuộc lẫn nhau mỗi một yếu tố bao hàm tất cả các yếu tố khác nhưng không vì thế mà nó làm thay đổi hình dáng kích thước.”
Chia sẻ ý kiến của Matthieu, Nhà Vật lý Thiên văn học Trịnh Xuân Thuận: “Tôi đã thán phục khả năng của Phật giáo trong việc sử dụng các hình ảnh nên thơ để diễn đạt những khái niệm khó, đôi khi đi ngược lại cách hiểu thông thường và không thể dùng ngôn ngữ bình thường để giải thích được.” Chứng minh trong phần nghị luận của mình, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã trích đăng các câu thơ của William Black và đã diễn đạt một các hoàn hảo tính tổng thể của vũ trụ:
“Trong một hạt cát ta thấy cả vũ trụ
Trong đóa hoa dại ta thấy cả thiên đường
Nắm cái vô hạn trong lòng bàn tay
Và sự vĩnh hằng trong khoảnh khắc”
Cấu tạo không gian Vũ trụ
Đi tìm hiểu cấu tạo không gian Vũ trụ, vậy: “Vũ trụ có vô cùng vô tận, có “vô biên vô tế” theo quan điểm của Phật pháp, có bao nhiêu Thiên hà, Hệ Ngân hà, Hành tinh, và liệu sự sống, nền văn minh có thể có? Matthieu khẳng định “Theo Phật giáo Vũ trụ không độc lập với ý thức” Vậy liệu sự sống có ý thức không chỉ là cá biệt có trên Trái đất. Matthieu viết “các hạt không gian đảm bảo sự liên tục từ Vũ trụ này sang Vũ trụ khác. Sự nối tiếp của chu kỳ không có bắt đầu và cũng không có kết thúc” điều này liệu có thể hiểu Ông muốn nói đến cấu tạo không gian, tầng không gian và thời không gian trong Vũ trụ?
Các tài liệu của Phật giáo có nói Vũ trụ có hàng tỳ, hàng tỷ Thiên hà, được phân chia thành vô cùng, vô tận các tầng không gian khác nhau. Matthieu viết: “Các kinh sách Phật giáo đã nói rằng Đức Phật ở từng thời khắc đều biết bản chất và tính đa dạng của tất cả các hiện tượng của Vũ trụ, trong thời gian và không gian, rõ ràng như là Ngài như là Ngài nắm chúng trong lòng bàn tay; và Ngài có thể biến một khoảnh khắc thành thiên thu và thiên thu thành khoảnh khắc…những ảnh hưởng của Ngài đã vượt qua mọi thời đại”.
Matthieu viết: “Điều mà Phật giáo gọi một cách hình tượng là các hạt không gian. Thuật ngữ này không phải để chỉ các thực thể cụ thể mà là một tiềm năng của ‘không gian’ mà người ta có thể so sánh chân không của các Nhà Vật lý học với điều kiện không được vật chất hoá chân không này. Nhưng ở đây không tồn tại không có nguyên nhân”. Ông trích dẫn lời của Shantideva từ thế kỷ thứ VII:
“Nếu tồn tại không ở thời gian của không tồn tại thì khi nào nó sẽ tồn tại?
Vì không tồn tại sẽ không biến mất chừng nào tồn tại còn chưa sinh ra.
Và tồn tại không thể sinh ra chừng nào không tồn tại còn chưa biến mất.
Cũng vậy tồn tại không thể chuyển sang không tồn tại vì như thế cùng một sự vật lại có cả hai đặc tính này.”
Không gian Lạp tử vi quan
Matthieu đã trích dẫn bài thơ tứ tuyệt trong 1 giáo Kinh Đức Phật từ thế kỷ thứ VII cho thấy Phật giáo đã nói Nguyên tử vi lạp từ rất sớm trước mọi sự nghiên cứu đã công bố:
“Nhìn thấy trong một Nguyên tử,
Và trong mỗi Nguyên tử,
Toàn bộ mới Thế giới
Đó là điều không thể tưởng tượng nổi”
Các nhà Khoa học hiện nay đã biết khoảng cách từ Nguyên tử đến Phân tử là vào khoảng 20 vạn Nguyên tử xếp thành mới có thể đạt đến khoảng cách đó. Nhưng khi vật thể càng nhỏ, chính là Lạp tử càng nhỏ thì thể tích chỉnh thể của nó càng lớn, vì nó là một tầng diện chứ không phải là một điểm cô lập. Như vậy, Phân tử kia chính là vô cùng lớn, mà hạt vật chất, Lạp tử càng lớn thì thể tích không gian của nó lại càng nhỏ, thể tích không gian chỉnh thể của nó càng nhỏ.
Theo quan điểm của Phật pháp những thứ mà nhân loại thấy được này, là một tầng Lạp tử lớn nhất tổ thành bởi tầng Phân tử lớn nhất cấu thành nên, có thể thấy được. Nếu như là tầng không gian Lạp tử cũng do Phân tử tổ thành một tầng Lạp tử nhưng hơi nhỏ hơn tầng Lạp tử lớn nhất, thì chư vị cũng không nhìn thấy. Như vậy Phân tử ấy cũng có thể tổ thành một tầng không gian Lạp tử nhỏ hơn, giữa Lạp tử nhỏ nhất do Phân tử tổ thành cho đến Lạp tử lớn nhất ở bề mặt, là có rất nhiều rất nhiều tầng không gian tồn tại, tức là sự tồn tại các loại Lạp tử lớn nhỏ khác nhau do Phân tử khác nhau tổ thành, là cấu thành nên những không gian Phân tử khác nhau vô cùng phức tạp. Như thế điều này liệu có đồng nghĩa rằng các tầng Lạp tử vi quan nên tiếp tục, tiếp tục khảo sát xuống các tầng trong không gian vi lạp bản nguyên cũng sẽ không có giới hạn nhỏ đến vô hạn cuối cùng?.
Tam Thiên Đại Thiên Thế giới trong hạt cát
“Tam Thiên Đại Thiên Thế giới” là từ có trong Kinh Thư nhà Phật; Tam Thiên Đại Thiên Thế giới trong hạt cát là một quan điểm và một sự nhìn nhận thật sự kỳ bí. Trong cuộc trao đổi giữa Nhà Sư, Nhà Khoa học và Giáo sư Vật lý Thiên văn Trịnh Xuân Thuận, các ông đã nhắc đến khái niệm “hạt cát trong Vũ trụ” và “Vũ trụ trong hạt cát”.
Phật Thích Ca Mâu Ni giảng trong một hạt cát có ba nghìn đại thiên Thế giới. Phật Thích Ca Mâu Ni đã giảng bên trong không gian vi quan được cấu thành ở bề mặt của Lạp tử của hạt cát có tồn tại rất nhiều rất nhiều Thế giới khác nhau. Sinh mệnh tồn tại trong Thế giới vi quan mà chúng ta nói đến, họ là một thể hệ khác, một thể hệ sinh mệnh trong Thiên thể khác. Trong đó cũng có Phật Đạo Thần của họ và người, động vật, vật chất, núi, nước, Trời, đất, không khí cùng hết thảy vật chất tồn tại trong Vũ trụ vi quan đó của họ. Thêm nữa còn có những Thế giới cùng dạng nhưng vi quan hơn.
Kết luận của Nhà Khoa học
(Còn nữa, Bài viết Vũ trụ thần bí và những khám phá còn Phần II và Phần III trình bày quan điểm của Ki Tô giáo – Do Thái giáo; học thuyết Big Bang và các kết quả Khoa học thực nghiệm đương đại. Mong độc giả đón đọc)
CHÚ THÍCH VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
Big Bang (Big Bang): Lý thuyết Vũ trụ học theo đó Vũ trụ nguyên thuỷ cực kỳ nóng và đặc đã bắt đầu sự tồn tại của mình bằng một vụ nổ lớn xảy ra khoảng 15 tỷ năm trước tại chỉ một điểm không gian. Cũng được gọi là Vụ Nổ Lớn.
Big Crunch (Big Crunch): Giai đoạn tự co lại cuối cùng của Vũ trụ dưới tác dụng của lực hấp dẫn của chính nó. Người ta vẫn còn chưa biết Vũ trụ có chứa đủ vật chất để lực hấp dẫn của nó có thể đảo ngược được quá trình đang giãn nở hiện nay hay không. Cũng được gọi là Vụ Co Lớn.
Bức xạ hoá thạch (Cosmic background radiation): Cũng còn được gọi là bức xạ nền. Đây là bức xạ vô tuyến đẳng hướng (như nhau theo mỗi hướng) và đồng tính (như nhau ở mọi điểm) tràn ngập toàn bộ Vũ trụ và có từ thời Vũ trụ mới được 300.000 năm tuổi. Nhiệt độ của nó là 2,7K (hay – 270,3C).
Chân không Lượng tử (Quantum vacumm): Không gian choáng đầy bởi các hạt ảo và phản-hạt ảo xuất hiện rồi lại biến mất theo các vòng sống chết luân hồi trong khoảng thời gian rất ngắn nhờ sự nhoè Lượng tử.
Hiệu ứng con bướm (Butterfly effect): Hiện tượng trong đó sự thay đổi rất nhỏ của trạng thái ban đầu của một hệ có thể làm thay đổi hoàn toàn sự tiến hoá sau đó của nó.
Hỗn độn (Chaos): Tính chất đặc trưng cho một hệ động lực mà hành vi của nó trong không gian pha phụ thuộc một cách cực kỳ nhạy cảm vào các điều kiện ban đầu.
Lỗ đen (Black hole): Thiên thể tự co mạnh lại có lực hấp dẫn mạnh tới mức cả vật chất cũng như ánh sáng đều không thể thoái ra ngoài được.
Lực điện Hạt nhân (Electronuclear force): Lực tạo thành do sự thống nhất của lực điện từ với hai lực Hạt nhân mạnh và yếu.
Lực điện tử (Electromagnetic force): Lực chỉ tác dụng giữa các hạt tích điện và được truyền bởi các Photon. Nó làm cho các hạt tích điện trái dấu hút nhau và cùng dấu đẩy nhau. Chính lực này đã liên kết các Nguyên tử và Phân tử.
Hành tinh (Planet): Thiên thể hình cầu có đường kính lớn hơn 1000km, không có nguồn năng lượng Hạt nhân riêng, quay quanh một ngôi sao và phản xạ ánh sáng của nó.
Hạt ảo (Virtual particle): Hạt sơ cấp được tạo thành cặp cùng với phản hạt của nó (vì điện tích toàn phần phải được bảo toàn, nên trước bằng không thì sau khi tạo thành cũng phải như thế) nhờ vay năng lượng ở một vùng kể cận của không gian. Sự vay năng lượng này được được quy định bởi nguyên lý bất định. Nguyên lý này đòi hỏi sự vay năng lượng phải được trả lại rất nhanh khiến cho các hạt ảo chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian rất ngắn và do đó các detector của ta không thể phát hiện được. Những hạt ảo có thể trở thành các hạt “thực” khi có sự phun năng lượng, chẳng hạn như trong những khoảnh khắc đầu tiên của Vũ trụ.
Hạt nhân Nguyên tử (Nucleus): Phần nặng nhất của Nguyên tử, được cấu tạo bởi các Proton và Nơtron liên kết với nhau bằng lực Hạt nhân mạnh. Hạt nhân nhỏ hơn Nguyên tử tới 100 ngàn lần (kích thước của nó cỡ 10-13cm) và chỉ chiếm một phần triệu tỷ của tổng thể tích Nguyên tử, vì thế vật chất hầu như hoàn toàn là chân không.
Hấp dẫn (Gravity): Lực hút tương hỗ giữa các vật thể hoặc các Hạt vật chất.
Hấp dẫn Lượng tử (Quantum Gravity): Lý thuyết (hiện còn đang được xây dựng) nhằm thống nhất hai trụ cột của Vật lý hiện đại: Cơ học Lượng tử và thuyết tương đối rộng. Một lý thuyết như thế cho phép ta vượt qua bức tường Planck – một rào chắn thực sự đối với sự hiểu biết của chúng ta. Lý thuyết này cho phép mô tả những hiện trang Vật lý với kích thước có chiều dài Planck (10-33 cm) và thời gian Planck (10-43 s).
Thời gian Planck (Planck time): Bằng 10-43 giây. Đây là thời điểm mà Vật lý hiện đại không còn chỗ đứng hay là giới hạn mà tri thức hiện nay có thể đạt tới. Để vượt qua thời gian Planck, cần phải có một lý thuyết Lượng tử về hấp dẫn trong đó có lực hấp dẫn được thống nhất với các lực khác. Tuy nhiên, lý thuyết này hiện còn đang xây dựng.
Thuyết hành vi (Behaviorism): Một trào lưu tâm lý học xem hành vi như một đối tượng nghiên cứu và quan sát là phương pháp. Thuyết này loại trừ tất cả những gì không thể quan sát được trực tiếp, như tư duy chẳng hạn.
Thuyết linh hồn (Animism): Thuyết gán linh hồn cho mọi hiện tượng và mọi vật trong tự nhiên.
Thuyết tương đối hẹp (Special relativity): Lý thuyết về chuyển động tương đối do Einstein đề xướng năm 1905. Lý thuyết này chứng minh rằng không gian và thời gian liên hệ mật thiết với nhau, chúng không còn có tính phổ quát nữa mà phụ thuộc vào chuyển động của người quan sát. Tương tự, khối lượng cũng phụ thuộc vào chuyển động. Trong lý thuyết này, vận tốc của ánh sáng là như nhau (300.000km/s) đối với tất cả mọi người quan sát.
Thuyết tương đổi rộng (General relativity): Lý thuyết về hấp dẫn được Einstein đề xướng vào năm 1915. Lý thuyết này liên hệ một chuyển động có gia tốc với trường hấp dẫn và với hình học của không-thời gian.
Tia Vũ trụ (Cosmic ray): Các hạt (chủ yếu là các Proton và Electron) được gia tốc tới năng lượng rất cao bởi các vụ nổ sao siêu mới và bởi từ trường ở giữa các vì sao xâm nhập vào khí quyển Trái đất với năng lượng rất cao.
Phân tử (Molecule): Tổ hợp của hai hay nhiều Nguyên tử được liên kết với nhau bởi lực điện tử.
Phóng xạ (Radioactivity): Quá trình phân rã của một số Hạt nhân Nguyên tử dưới tác dụng của lực Hạt nhân yếu, phát ra các hạt dưới Nguyên tử và các tia Gamma.
Photon (Photon): Hạt sơ cấp gắn liền với ánh sáng, không có khối lượng và chuyển động với vận tốc lớn nhất khả dĩ (300000 km/s): Tuỳ theo năng lượng mà có mang, hạt ánh sáng có thể là (theo thứ tự năng lượng giảm dần): Photon Gamma, X, tử ngoại, thấy được, hồng ngoại và vô tuyến.
Positron (Positron): Phản hạt của electron, có điện tích dương.
Proton (Proton): Hạt tích điện dương được cấu tạo bởi ba Quark. Proton cũng là một thành phần của Hạt nhân Nguyên tử cùng với Nơtron. Proton nặng hơn electron 1836 lần.
Quark (Quark): Hạt sơ cấp, thành phần cấu tạo nên Proton và Nơtron, các Quark có điện tích phân số, dương hoặc âm, với độ lớn bằng 1/3 hoặc 2/3 điện tích của electron và chịu tác dụng của lực Hạt nhân mạnh. Hiện nay Quark vẫn chỉ là một thực thể lý thuyết vì chưa bao giờ được cô lập trong phòng thí nghiệm. Có 6 loại Quark: up, down, strange, charm, bottom và top.
Quasar (Quasar): Thiên thể có bề ngoài giống như một ngôi sao (Quasar là tên viết tắt của từ tiếng Mỹ “quasi-star” nghĩa là tựa sao) nhưng có ánh sáng bị dịch rất mạnh về phía đỏ, nên theo định luật Hubble ở khoảng cách rất lớn. Các quasar là những đối tượng ở xa nhất và sáng nhất trong Vũ trụ. Năng lượng lớn như thế của chúng có thể là do một lỗ đen với khối lượng lớn cỡ 1 tỷ Mặt Trời do “nuốt” các ngôi sao và Thiên hà kề cận.
Thiên hà (Galaxy): Tập hợp gồm trung bình 100 tỷ ngôi sao liên kết với nhau bởi lực hấp dẫn. Thiên hà là đơn vị cơ bản của các cấu trúc lớn trong Vũ trụ.
Tính chất đột phát (Emergent property): Đây là tính chất của một hệ phức tạp không được xác định hoặc giải thích thông qua tính chất của các thành phần cấu tạo nên hệ đó. Nói một cách khác, cái toàn thể lớn hơn tổng của các thành phần.
Tổng thể luận (Holism): Khái niệm triết học đối lập của quy giản luận. Trong khi nhà quy giản luận cho rằng cái toàn bộ có thể được phân tích thành những bộ phận cấu thành được coi như cơ bản, thì nhà tổng thể luận lại cho rằng cái tổng thể mới là cơ bản và nó không thể được quy giản về nghiên cứu các thành phần của nó được, vì tổng thể thường lớn hơn tổng các thành phần cấu tạo nên nó.
Trắc nghiệm Turing (Turing test): Phép trắc nghiệm do nhà toán học Anh Alan Turing đề xuất nhằm xác định một máy có trí tuệ hay không.
Vật chất tối hay vật chất không nhìn thấy (Dark matter hay Invisible matter): Vật chất có bản chất còn chưa biết, không phát ra bất cứ bức xạ nào, nhưng sự hiện diện của nó được thể hiện bởi lực hấp dẫn mà nó tác dụng lên các ngôi sao và các Thiên hà. Vật chất tối có thể chiếm tới 90 đến 98% tổng khối lượng của Vũ trụ.
Vũ trụ song song/đa Vũ trụ (Paralell or Multiple universes): Các Vũ trụ tồn tại song song nhưng hoàn toàn tách rời Vũ trụ chúng ta và do đó không thể tiếp cận quan sát được. Cơ học Lượng tử và một số lý thuyết về Big Bang tiên đoán sự tồn tại của các Vũ trụ song song này.
Vũ trụ tuần hoàn (Cyckic univers): Vũ trụ không có bắt đầu cũng không có kết thúc, liên tiếp diễn ra hàng loạt các Big Bang và Big Crunch.
Chủ nghĩa duy tâm (Idealism): Học thuyết triết học bắt buộc mọi hiện tượng bên ngoài phải tuân theo tư duy.
Chủ nghĩa duy vật (Materialism): Học thuyết triết học khẳng định rằng không có gì tồn tại bên ngoài vật chất và chính bản thân tinh thần cũng hoàn toàn là vật chất.
Cơ học Lượng tử (Quantum machanics): Lý thuyết Vật lý mô tả cấu trúc và hành trạng của các Nguyên tử và tương tác của chúng với ánh sáng. Trong lý thuyết này xác suất đóng vai trò rất căn bản; năng lượng spin và các đại lượng khác đều bị Lượng tử hoá, tức là chúng chỉ có thể thay đổi một cách gián đoạn và là bội số của một giá trị nguyên tố. Mộ số hiện tượng mà cơ học Lượng tử tiên đoán là: sự nhoè Lượng tử, lưỡng tính sóng hạt thăng giáng Lượng tử và các hạt ảo.
Nguyên lý vị nhân (Anthropic principle): Ý tưởng, theo đó Vũ trụ được điều chỉnh một các rất chính xác để cho con người và ý thức xuất hiện.
Nguyên tử (Atom): hạt nhỏ nhất của một nguyên tố có những tính chất của nguyên tố đó.
Nhoè Lượng tử (Quantum flou): Xem Nguyên lý bất định.
Nơtrinô (Neutrino): Hạt sơ cấp không có điện tích và không có khối lượng (hoặc khối lượng rất bé), chỉ chịu tác dụng của lực Hạt nhân yếu. Tương tác rất yếu với vật chất thông thường.
Nơtron (Neutron): Hạt trung hoà tạo bởi ba Quark và là một thành phần của Hạt nhân Nguyên tử cùng với Proton. Nơtron nặng hơn electron 1836 lần và có khối lượng gần như Proton. Nơtron tự do là hạt không bền, thời gian sống của nó là 15 phút. Nó phân rã thành Proton, Electron và Nơtrino. Nhưng khi nó ở trong Hạt nhân Nguyên tử, Nơtron không phân rã và cũng bền như Proton.
Nuclon (Nuclon): Tên gọi chung các hạt tạo nên Hạt nhân Nguyên tử. Nuclon có thể là Nơtron hoặc Proton.
Phản-vật chất (Antimatter): Vật chất tạo bởi các phản hạt như phản Proton, phản Electron (tức Positron) và phản Nơtron. Các phản hạt có hầu hết những tính chất giống như các hạt trừ một điều là điện tích của chúng trái dấu nhau.
Phản-hạt (Antiparticle): Hạt sơ cấp tạo nên phản-vật chất và có hầu hết những tính chất giống như các hạt tạo nên vật chất. Một trong những khác biệt chính của hạt và phản-hạt của nó là điện tích của chúng trái dấu nhau.
Máy gia tốc (Accelerator): Dụng cụ điện trường và từ trường để gia tốc ác hạt tích điện (như Electron, Proton và các phản hạt của chúng) và truyền cho chúng những năng lượng lớn. Các máy gia tốc tuyến tính có chiều dài rất lớn để đạt được năng lượng cao, nên đa số các máy gia tốc đều là tròn và dùng nam châm để uốn cong quỹ đạo của các hạt, cứ quay được một vòng thì các hạt này lại nhận được thêm năng lượng.
Tinh cầu: Hành tinh, vì sao.
Lạp tử: Chỉ các hạt cấu thành nên vật chất ở các mức lớn nhỏ khác nhau.
Lạp tử lớn: Hành tinh, vì sao.
Lạp tử vi quan: Đất, Đá, gỗ vật thể nhỏ…Phân tử, Nguyên tử…Hạt nhân, Hạt Quark, Newtrino…
Tổ thành: Tổ hợp thành, tổng hợp thành, hợp lại thành.
Kính thiên văn: Các loại kính quan sát các Hành tinh, vì sao, Thiên hà, Ngân hà.
Kính hiển vi: Quan sát các Phân tử, Nguyên tử, các dạng hạt vi quan…quan sát các chi tiết các vật thể nhỏ…
Toàn cơ: Truyền cơ học, cơ chế xoay chuyển.
Văn vật: Vật cổ, văn hoá vật thể.
Vô tỷ: Không gì so sánh được.
Ảo giác: Mọi tri giác thông thường, bị vô minh làm cho biến dạng.
Bản chất của Phật: Bản chất của Phật không phải là một “thực thể” mà là bản chất tối hậu của ý thức cơ bản, hoàn toàn thoát khỏi những bức màn của sự vô mình. Mỗi người đều có tiềm năng đạt đến một trạng thái hiểu biết thấu triệt bản chất của tinh thần. Theo Phật giáo, có thể coi đó là “tính bản thiện” của con người.
Bardo: Một từ thuộc tiếng Tây Tạng có nghĩa là “trạng thái trung gian”. Người ta phân biệt nhiều bardo trong đó có bardo của giấc mơ, của trạng thái thức, của thời điểm hấp hối, v.v, nhưng thường thì bardo chỉ trạng thái trung gian giữa cái chết và sự tái sinh.
Bồ tát (Bodhisattva): Người dấn thân vào con đường từ bi. Người có tâm nguyện đạt đến Giác ngộ để có khả năng giải phóng chúng sinh khỏi vòng luân hồi (samsara).
Cái tôi, bản ngã (ego): Bất chấp việc chúng ta là một dòng biến đổi thường hằng, phụ thuộc lẫn nhau với những sinh linh khác và Thế giới, chúng ta vẫn cứ tiếng rằng có tồn tại trong chúng ta một thực thể không thay đổi và rằng chúng ta phân bảo vệ và thỏa mãn nó. Phân tích cái bản ngã này cho thấy rằng đó là một thực thể ảo.
Chân lý tương đối/tuyệt đối: Chân lý tương đối, hay chân lý quy ước tương ứng với vốn kinh nghiệm của chúng ta về Thế giới và chân lý tuyệt đối tương ứng với kết quả của sự phân tích tối hậu theo đó các hiện tượng không có tồn tại nội tại.
Phật (Bouddha): Người đã vén được hai bức màn, bức màn của nhũng xúc cảm gây u mê và bức màn che phủ sự hiểu biết, và là người đã phát triền hai dạng hiểu biết, hiểu biết về bản chất tối hậu của vạn vật và hiểu biết về tính đa thể dạng của các hiện tượng.
Soutra: Những lời của Phật được các đệ tử của Ngài ghi lại.
Sự gắn bó (chấp trước) (Attachement): hai mặt chính là sự gắn bó với tính hiện thực của cái tôi và sự gắn bó với tính hiện thực của các hiện tượng bên ngoài.
Vô minh: cách thức nhìn nhận một cách sai lầm các sinh vật và sự vật bằng cách gán cho chúng một sự tồn tại thực, độc lập, bền vững, nội tại.
Vô thường: vô thường có hai dạng – thô hoặc tinh tế. Vô thường thô tương ứng với những thay đổi nhìn thấy được. Vô thường tinh tế là không có gì luôn luôn là đồng nhất với chính nó, dù chỉ là trong khoảng thời gian nhỏ nhất mà ta có thể nghĩ ra được.
Vũ trụ tuần hoàn: ũ trụ bị chi phối bởi các chu kỳ mà mỗi chu kỳ có bốn pha. Pha thứ nhất tương ứng với sự hình thành, pha thứ hai với sự tiến hóa và pha thứ ba với sự tiêu diệt của Vũ trụ. Pha thứ tư tương ứng với một giai đoạn trống không ngăn cách hai Vũ trụ. Sự liên tục giữa hai Vũ trụ được bảo đảm bằng một tiềm năng thể hiện, được gọi là “các hạt không gian”. Các chu kỳ nối tiếp nhau nhưng hoàn toàn không lặp đi lặp lại.
Xúc cảm tiêu cực (xúc cảm gây u mê) (tiếng Phạn là klesha): mọi hoạt động tinh thần, sinh ra từ sự gắn kết với cái tôi, làm nhiễu loạn đầu óc chúng ta, làm cho nó u mê và làm chúng ta không kiểm soát được đầu óc mình. Đó chủ yếu là ham muốn (tham), thù hận (sân), ngu dốt (si), kiêu ngạo và ghen ghét. Chúng tạo thành các nguyên nhân của đau khổ.
Ý thức (conscience): Phật giáo phân biệt nhiều cấp độ ý thức: thô, tinh tế và cực kỳ tinh tế. Cấp độ đầu tiên tương ứng với sự hoạt động của não. Cấp độ thứ hai, tương ứng với cái mà chúng ta gọi một cách trực giác là ý thức, nghĩa là, ngoài những thứ khác ra, nó còn có ý thức tự vấn về bản chất của chính mình và thực hiện ý chí tự do. Cấp độ thứ ba, cấp độ nền tảng nhất, được gọi là “sự soi sáng cơ bản của tinh thần”.
Chủ nghĩa duy tâm: tập hợp các tư tưởng theo đó Thế giới các hiện tượng chỉ là một sự phóng chiếu của tinh thần.
Chủ nghĩa hiện thực, sự vật hóa: xem mục tồn tại độc lập.
Đau khổ: đế đầu tiên của “tứ diệu đế” (bốn chân lý cao thượng) gồm: 1) khổ đế (chân lý về sự đau khổ), mà người ta nhận ra sự hiện diện khắp nơi của nó trong các vòng luân hỏi có điều kiện; 2) tập đế (chân lý về nguồn gốc của đau khổ) – những tình cảm tiêu cực mà người ta phải loại trừ; 3) đạo đế (chân lý về đạo) – con đường (sự luyện tập tâm linh) mà người ta phải theo đuổi để đạt đến sự giải thoát; và 4) diệt đế (chân lý về sự chấm dứt đau khổ) – kết quả của sự luyện tập tâm linh, hay trạng thái của Phật.
Giác ngộ (éveil): đồng nghĩa với tính Phật, Giác ngộ là sự hoàn thành kết cục của sự luyện tập tâm linh, là sự hiểu biết bên trong tuyệt vời gắn với một lòng từ bi vô hạn. Là sự thấu triệt hoàn hảo các dạng thức tồn tại tương đối (cách các sự vật xuất hiện trước mắt chúng ta) và tối hậu (bản chất thực của chúng) của tinh thần chúng ta và của Thế giới các hiện tượng. Sự hiểu biết này là phương thuốc cơ bản cho sự vô minh và do đó cho đau khổ của chúng ta.
Tính hai mặt/thuyết nhị nguyên: trong Phật giáo, từ này chỉ sự phân biệt giữa chủ thể (ý thức) và khách thể (những hình ảnh tinh thần và Thế giới bên ngoài), giữa mình và người khác. Sự biến mất của tính hai mặt là một trong những tính chất của Giác ngộ.
Tính trống không, tính không: tính phi hiện thực của các hiện tượng, dù là hữu sinh hay vô sinh, bản chất thực của chúng, trong bất kỳ trường hợp nào đều là hư không. Sự hiểu biết rõ ràng về tính không và sự xuất hiện của lòng từ bi đối với mọi chúng sinh không có sự phân biệt là đồng thời.
Đạo: sự luyện tập tâm linh cho phép tự giải phóng khỏi vòng luân hỏi, sau đó đạt đến trạng thái của Phật.
Tồn tại độc lập, nội tại: một tính chất được gán cho các hiện tượng theo đó chúng có thể là các đối tượng độc lập, tồn tại tự thân, và có những tính chất định xứ thuộc về riêng chúng.
Tư duy luận giải (hay tuyến tính): chuỗi quen thuộc của các tư duy được quy định bởi hiện thực tương đối.
Từ bi (compassion): ý muốn giải phóng chúng sinh khỏi đau khổ và khỏi các nguyên nhân gây ra đau khổ (các hành động tiêu cực và sự vô minh). Bổ sung cho tình yêu (mong muốn mọi chúng sinh đều hiểu biết hạnh phúc và những nguyên nhân của hạnh phúc), cho niềm vui vị tha (người vui trước những phẩm chất của người khác) và cho sự bình thản trải rộng ba tình cảm trên cho mọi chúng sinh không phân biệt bạn hay thù.
Vẻ bề ngoài (Apparences): đó là những Thế giới các hiện tượng bên ngoài. Mặc dù các hiện tượng này xuất hiện trước mắt chúng ta là có tồn tại thực, nhưng bản chất thực sự của chúng là trống không. Sự chuyển hóa dần dần các tri giác và hiểu những vẻ bề ngoài này tương ứng với các giai đoạn khác nhau của con đường dẫn đến Giác ngộ.
Vi lạp: Vật thể nhỏ.
Chuyển sinh: Chuyển vào nơi nào đó tái sinh, giáng sinh, đầu thai.
Cô Đốc giáo: Cũng đọc là KiTô giáo, những người tin theo chúa KiTô (Jesus Christ).
Duy tâm, mê tín: Là niềm tin có Thần Phật theo quan niệm của người không tin vào Thần Phật, Chúa và Thượng đế.
Linh cảm: Cảm hứng, ý nghĩ chợt đến, linh cảm, cảm nhận.
Thiên cơ: Bí mật của Trời.
Thiên địa: Trời đất.
Thiên định: Ông Trời định ra.
Thiên quốc: Nước, vương quốc ở trên Trời (trên Vũ trụ).
Thời thần: 1 thời thần = 2 giờ đồng hồ hiện nay (giờ theo Phật gia).
“Kiếp”: Số đếm của Phật gia 1 kiếp tương đương 2 tỷ số đếm hiện nay.
“Ức kiếp”: 1 ức kiếp = 1000 tỷ số đếm hiện nay.
Vô biên: Không giới hạn.
Vô vi: Không chủ ý, không mong nghĩ, không hành động, không cầu.