NHỮNG NGƯỜI CHỈ ĐƯỜNG TRÊN BẦU TRỜI

Mỗi ngày có hàng triệu hành khách di chuyển bằng máy bay từ các sân bay và hàng trăm nghìn chuyến bay mỗi ngày. Cùng một lúc thì có khoảng 11.000 đến 12.000 chuyến bay trên bầu trời, với mức cao nhất được ghi nhận là 19.285 chuyến bay được ghi nhận vào một thời điểm. Thế nên làm sao để hàng chục nghìn chiếc máy bay cùng bay mà không va chạm vào nhau? Họ đã điều khiển như thế nào? Bài viết này sẽ trả lời những câu hỏi ấy.

Hình chụp lại khoảnh khắc 19.285 chiếc máy bay trên bầu trời (Flight Radar 24)
Hình chụp lại khoảnh khắc 19.285 chiếc máy bay trên bầu trời (Flight Radar 24)

Chúng ta có thể theo dõi được số lượng máy bay đang bay trên bầu trời bằng hệ thống ADS-B (Hệ thống giám sát tự động), hệ thống được lắp đặt trên hầu hết máy bay và được hoạt động theo hệ thống GPS (định vị toàn cầu). Các máy bay không di chuyển theo đường thẳng mà có xu hướng bay theo một đường cung nhất định (đường hàng không). Các máy bay bay được điều khiển ở độ cao khác nhau, tốc độ khác nhau, trên các mức độ khác nhau (cấp độ bay) để phục vụ những mục đích khác nhau; để đảm bảo hai máy bay không bào giờ được ở cùng độ cao, và khoảng cách xung quanh phải được giữ ở mức an toàn. Tất cả những sắp xếp này sẽ được điều phối bởi các kiểm soát viên không lưu.

Cách hoạt động của hệ thống ADS-B (VATM)
Cách hoạt động của hệ thống ADS-B (VATM)

Bộ phận kiểm soát không lưu được trang bị hệ thống radar và hệ thống máy tính chuyên biệt giúp các máy bay các xa nhau khi cất cánh, hạ cánh, thay đổi chiều cao hoặc lộ trình; cũng như ứng biến kịp thời đưa ra các giải pháp cho phi công trong những tình huống khẩn cấp. Vì thế, tất cả mọi người làm việc trong lĩnh vực hàng không đều phải có tay nghề cao và được đào tạo cẩn thận. Ngoài ra, công nghệ dùng để điều phối máy bay cũng được chú trọng phát triển vì sự tinh vi của công nghệ chúng có thể nhanh chóng vượt qua được những sai sót của con người.

Một trong những hệ thống công nghệ hỗ trợ là TCAS (Hệ thống cảnh báo va chạm giao thông), máy bay bắt buộc phải lắp đặt hệ thống này để di chuyển tại Hoa Kỳ (từ những năm 1990) và tại Châu Âu (từ  năm 2000). Đây là một hệ thống radar thông minh giúp tránh những tai nạn đáng tiếc, máy bay liên tục được cập nhật vị trí của nó qua sóng radio, cùng với một số thông tin khác như độ cao, tốc độ và hướng. Hệ thống chống va chạm TCAS được thiết kế gồm hai ăng ten được lắp đặt trên lưng và bụng của máy bay. Khi máy bay di chuyển, hai ăng ten sẽ phát ra sóng toàn bộ xung quanh máy bay để phát hiện vật thể bay hoặc chiếc máy bay nào đang bay gần nó và tính toán nguy hiểm rồi báo cho phi công biết. Khi phát hiển hệ thống sẽ hiển thị chiếc máy bay của đối phương lên màn hình điều kiển (gồm nhiều biểu số thể hiện khoảng cách và độ cao cũng như phương hướng của máy bay đối phương), và đồng thời cũng biểu thị bằng âm thanh hướng dẫn cách xử lý tình huống cho phi công xử lý vấn đề.

Trình tự hoạt động của hệ thống TCAS khi nhận ra máy bay chuẩn bị vượt qua vùng an toàn. Lần đầu, thường từ 20 đến 48 giây so với nguy cơ va chạm, phi công của cả hai máy bay sẽ nghe thấy một giọng nói cảnh báo “lưu lượng giao thông!” được phát ra trong buồng lái, đồng thời máy bay đột nhập vào vùng an toàn sẽ được hiển thị màu vàng trên màn hình, khi đó phi công sẽ nhìn ra bên ngoài để tìm thấy ánh sáng hoặc dấu hiệu của máy bay kia. Lượt hai là khi khoảng cách va chạm thu ngắn lại, thời gian va trước va chạm trong khoảng 15 đến 35 giây, hệ thống sẽ chuyển sang “tư vấn giải quyết”; khi đó hệ thống sẽ tự động phối hợp nhịp nhàng với đơn vị của máy bay khác cho phi công biết phải làm gì: hạ thấp, lên cao hoặc thay đổi lộ trình khác.

Hệ thống TCAS (Khoahoc.tv)
Hệ thống TCAS (Khoahoc.tv)

Các phi công được đào tạo để làm theo chỉ dẫn của TCAS ngay cả khi nó mâu thuẫn với bộ điều khiển không lưu. Vì chủ yếu là do hệ thống phản ứng và ra quyết định nhanh hơn nhiều. Tại Việt Nam, một trong những trung tâm kiểm soát đường bay là trung tâm Kiểm soát đường dài ACC Hà Nội (Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam) là nơi điều tiết và đảm bảo an toàn cho các chuyến bay.

Hình ảnh trạm kiển soát không lưu (VATM)
Hình ảnh trạm kiển soát không lưu (VATM)

“Hoạt động kiểm soát viên không lưu diễn ra liên tục 24/24h, với các ca trực nối tiếp. Mỗi kíp trực kéo dài 2 tiếng, và chia theo các phân khu. Trong suốt ca trực, các kiểm soát viên không được rời khỏi vị trí nửa bước.” (Ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Trưởng Trung tâm kiểm soát đường dài ACC Hà Nội). “Tại mỗi phân khu thường có ít nhất 3 đến 4 người làm việc, gồm kiểm soát viên trực tiếp cầm micro điều hành, kiểm soát viên trực hiệp đồng và kiểm soát viên giám sát và kiểm soát viên dự phòng; vì bình yên bầu trời và an toàn cho những chuyến bay” (VATM – Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam). Vì vậy, hệ thống máy móc, kiểm soát viên không lưu và phi công luôn phải phản ứng kịp thời và nhịp nhàng để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất nhằm đảm bảo an toàn trên không.

(Tác giả: Hà Phương)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *