Mặt Trời bùng nổ bức xạ gây mất sóng vô tuyến

Mặt Trời đã giải phóng ít nhất 8 vết lóa vào hôm 14/12, một trong số đó đạt cường độ M6 gây mất sóng vô tuyến trên Đại Tây Dương.Video Player is loading.DừngHiện tại 0:51/Thời lượng 1:05Đã tải: 0%Tiến trình: 0%Bỏ tắt tiếngToàn màn hìnhMặt Trời bùng nổ bức xạ gây mất sóng vô tuyến×

Lóa Mặt Trời là những vụ nổ bức xạ điện từ bắt nguồn từ bầu khí quyển của Mặt Trời. Chúng có thể phun hạt năng lượng cao với tốc độ ánh sáng về phía Trái Đất, gây mất sóng vô tuyến, đe dọa mạng lưới vệ tinh và tạo ra cực quang rực rỡ ở hai cực. Lóa Mặt Trời lớp X là mạnh nhất, cấp độ tiếp theo là lớp M.

Cả 8 đợt bùng phát được quan sát thấy vào hôm 14/12 đều xuất hiện từ một vết đen có tên là AR3165 trên bầu khí quyển Mặt Trời và đạt cường độ trung bình thuộc lớp M, trong đó có một vết lóa cấp M6 đã gây ra sự cố mất sóng vô tuyến trên Đại Tây Dương vào lúc 21h42 ngày 14/12 theo giờ Hà Nội.

Vết đen là những khu vực tối và mát hơn ở tầng thấp nhất của bầu khí quyển Mặt Trời, trong đó các đường sức từ của ngôi sao bị xoắn và bẻ cong. Lóa Mặt Trời xuất hiện từ những vùng này khi các đường sức từ bùng nổ, giải phóng năng lượng.

Theo SpaceWeather, vết đen AR3165 đang ngày càng mạnh lên nên nhiều khả năng sẽ có những đợt bùng phát bức xạ điện từ mạnh hơn, có thể đạt cấp X, trong vài ngày tới.

Lóa Mặt Trời đôi khi đi kèm với hiện tượng phun trào nhật hoa (CME), đó là những đám mây plasma từ hóa di chuyển chậm hơn nhiều, mất tới ba ngày để đến Trái Đất so với chỉ 8 phút của các vết lóa.

CME có xu hướng gây ra nhiều gián đoạn hơn cho Trái Đất vì chúng kích hoạt bão địa từ trong khí quyển. Những cơn bão này tạo ra cực quang ngoạn mục hơn nhưng cũng có thể đánh bật vệ tinh nhân tạo khỏi quỹ đạo.

(theo vnexpress)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *