Các em có biết không, những phi hành gia đầu tiên khám phá Vũ trụ không phải là loài người chúng ta như nhiều người vẫn thường nghĩ, những phi hành gia đầu tiên là động vật. Tại Liên Xô những bạn chó bé nhỏ ấy là những sinh vật đầu tiên trải qua hàng loạt quá trình huấn luyện, thử nghiệm và đã thực sự là những sinh vật đầu tiền tồn tại thực sự trong không gian Vũ trụ. Trong câu chuyện hôm nay, dựa trên cảm hứng khi đọc cuốn sách ‘Phi hành gia bốn chân’ của tác giả Daria Chudnaya, tôi sẽ kể cho các em nghe tại sao các nhà Khoa học lại chọn loài chó để thử nghiệm? Hành trình đưa những phi hành gia bốn chân đã diễn ra như thế nào?, Câu chuyện về hành trình cảm tử của phi hành gia bốn chân Laika – từ một bạn chó lang thang trở thành động vật đầu tiên tại Liên Xô bay vào Vũ trụ. Nhằm tôn vinh sự hi sinh lớn lao của những động vật cho công cuộc Khoa học của loài người.
TẠI SAO CHỌN LOẠI CHÓ?
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy cùng quay lại những năm 1950 khi các nhà Khoa học chưa thể định hình được tác động của không gian Vũ trụ ngoài kia sẽ ảnh hưởng như thế nào đến con người, liệu con người có thể chịu được sức ép ấy không? Sức của các phi hành gia sẽ ra sao trong môi trường không trọng lượng và còn với đối diện với mức bức xạ cao?
Vì thế, để có được câu trả lời này, các Nhà khoa học đã tiến hành thực hiện các thí nghiệm bằng động vật để phần nào hiểu được mức ảnh hưởng/tác động của Vũ trụ đến sinh vật sống. Để thực hiện công cuộc nghiên cứu này, nhiều sinh vật đã trở thành ‘người hùng’ hi sinh cho một bước tiến lớn trong Khoa học Vũ trụ của loài người. Sinh vật đầu tiên là Ruồi Giấm – 20/02/1947 được Mỹ đưa lên tàu V-2 của Đức nhằm nghiêm cứu phơi nhiễm bức xạ ở độ cao lớn; Albert I đã chết vì ngạt thở trong chuyến bay cùng tên lửa V-2; sinh vật thứ ba là chú khỉ Albert II – 14/06/1959 đã sống sót trở về.
Và tại Liên Xô, các nhà khoa học lựa chọn loài chó là những “người hùng” đầu tiên thực hiện sứ mệnh cao cả ấy; vì chúng có khả năng chịu đụng khoảng không gian không hoạt động dài, dễ huấn luyện, thông mình, khả năng ghi nhớ tốt vì chúng có thể nhớ rất nhiều mệnh lệnh.
QUÁ TRÌNH TUYỂN CHỌN VÀ HUẤN LUYỆN
Quá trình tuyển chọn các phi hành gia bốn chân tương lại bắt đầu bằng tiêu chuẩn lựa chọn những bạn cún lang thang; vì để sinh tồn chúng đã vượt qua sự khắc nghiệt như điều kiện thời tiết, thiếu thốn thức ăn làm chúng trở nên khoẻ mạnh, thông minh, có sức chịu đựng cao để chống chọi với sự khắc nghiệt trong quá trình huấn luyện và bay thực tế. Vì thế, để tìm ra những ứng cử viên bốn chân phù hợp, những cuộc tìm kiếm chó hoang đã diễn ra.
Để sẵn sàng cho một chuyến bay Vũ trụ, các nhà Khoa học đã huấn luyện cả về tinh thần lẫn thế trạng của các ứng cử viên bốn chân bằng các bài kiểm tra mức độ thuần phục, nghe khẩu lạnh của chúng. Giai đoạn hai là cho các ứng cử viên sống trong một cái lồng hẹp – hộp kháng áp trong nhiều ngày cho đến vài tuần để giúp chúng làm quen với việc chỉ ăn một thức ăn dạng lỏng trong một thời gian lâu. Sau đó ở giai đoạn ba, các nhà Khoa học và bác sĩ sẽ kiểm tra phản ứng của các bạn chó qua các bài thay đổi áp suất không khí đột ngột, đối diện với tiếng ồn lớn, đột ngột nhấc bổng lên không khí. Và còn các theo dõi sức khoẻ về xung tim, nhịp thở, huyết áp cũng như chuyện động vật lý.
Sau quá trình lựa chọn và huấn luyện tại Viện nghiên cứu Y học Hàng không, một bạn chó lang thang được tìm thấy trên trong một ngõ hẻm của thủ đô Moskva với cái tên Laika đã trở thành động vật đầu tiên tại Liên Xô bay vào quỹ đạo Trái Đất.
HÀNH TRÌNH CỦA LAIKA
Vào ngày 03/11/1957, Laika khi ấy ba tuổi đã chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc hành trình của mình với cân nặng 16kg, được tắm rửa và đặt vào chiếc lồng bé bên trong tàu Vũ trụ Sputnik 2. Con tàu Spuntnik không được thiết kế để chống cháy và thiết lập để trở lại Trái Đất, một hành trình cảm tử ngay từ đầu giao cho em, một em chó với cơ thể bé nhỏ. Cuộc hành trình cảm tử của Laika bắt đầu vào 5:30 sáng, Laika và tàu Vũ trụ Sputnik 2 được phóng lên quỹ đạo Trái Đất; với tiếng động to lớn của động cơ phản lực, cùng với rung động mạnh và áp lực khổng lồ đè lên Laika một em chó bé nhỏ, đã làm em trở nên hoảng loạn và lo sợ. Chứng minh là nhịp tim của em đã được các nhà Khoa học đo được gấp 3 lần bình thường, nhịp thở thì gấp 4 lần; trong quá trình tìm hiểu về Laika tim tôi như thắt lại khi đọc đến đây vì quá thương em, thương cho cái cơ thể bé nhỏ của em. Với độ cao 3000km và 103 phút bay, em đã dũng cảm hoàn thành sứ mệnh được giao đến những giây phú cuối đời mình, và ra đi khi thân tàu nóng lên đột ngột cướp đi mất Laika và chiếc tàu Vũ trụ Sputnik 2. Em đã ra đi trong cô độc, những khoảnh khắc cuối đời của em có lẽ còn đáng sợ hơn cái chết.
Nhưng sự hi sinh của em đã giúp các nhà khoa học hiểu thêm được về Vũ trụ, và hơn thế nữa nhờ có em, chuyến đi thành công của hai chú chó Belka và Strelka vào 19/08/1960.
Nhờ sự góp mặt của những nhà phi hành gia động vật đã góp phần không ít cho sự kiện lịch sử nhân loại về phi hành gia Yuri Gagarin đã thành công, người đầu tiên bay vào Vũ trụ trong lịch sử nhân loại với hơn 100 phút vào ngày 12/04/1961.
Một lần nữa xin cảm ơn những người bạn động vật đã hi sinh cho công cuộc nghiên cứu bay vào Vũ trụ – Albert I, Laika và còn các động vật khác đã và đang góp phần vào công cuộc nghiên cứu Vũ trụ như Ruồi Giấm, mèo, chuột, cá vàng, tinh tinh, động vật lưỡng cư, giun tròn, gấu nước, nhện, chó.
…
(Những câu chuyện khác sẽ được đăng tải trong kì tới, mong các em đón đọc)
(Tác giả Hà Phương)