PHẦN I: GIAI ĐOẠN 1956 – 1975
- Hàng không dân dụng Việt Nam bắt đầu như thế nào?
- Đã hình thành được bao nhiêu năm?
- Quá trình phát triển của ngàng Hàng không dân dụng nước ta trong những năm qua?
Bài viết này sẽ tóm tắt khái quát lịch sử ra đời và quá trình phát triển của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam, dựa trên bài viết “Lịch sử phát triển ngành Hàng không dân dung Việt Nam” của cục Hàng không Việt Nam.
Khởi nguồn
Sân bay Lũng Cò thuộc tỉnh Tuyên Quang – sân bay “quốc tế” đầu tiên của cách mạng Việt Nam được xây dựng dưới sự chỉ đạo của Bác Hồ vào giữa năm 1945, sân bay này là nơi máy bay L5 của Mỹ vận chuyển đưa đón quân Đồng Minh, thuốc men, vũ khí. Sự ra đời của sân bay Lũng Cò đã giúp xây dựng mối quan hệ giữa nước ta và quân Đồng Minh trong cuộc chống phát xít Nhật và đóng góp không nhỏ vào chiến thắng của cuộc Tổng khởi nghĩa các mạng tháng Tám năm 1945.
Năm 1955, sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, sân bay Gia Lâm không còn thuộc khu quản chế cả Đông Dương nên các máy bay ra và vào miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở ra đều cần phải xin giấy phép. Vào ngày 03/03/1955, Bộ Quốc phòng đã ra quyết định số 15/QĐA thành lập Ban nghiên cứu sân bay trực thuộc Tổng tham mưu trưởng với trách nhiệm quản lý, chỉ huy, tổ chức các chuyến bay đồng thời nghiên cứu tổ chức xây dựng lực lượng không quân phù hợp nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng và phát triển không quân và hàng không dân dụng Việt Nam.
Sự ra đời và phát triển của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam trong những năm 1956 – 1975
Trong bối cảnh miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, khôi phục nền kinh tế, đẩy mạnh sản xuất để làm nền tảng cho cuộc đấu tranh chống Mỹ thống nhất hai miền Nam Bắc, ngành Hàng không dân dụng trở thành một yêu cầu cấp thiết để đáp ứng nhu cầu xây dựng lực lượng không quân nhân dân và tăng khả năng bảo vệ tổ quốc. Vì thế vào ngày 15/01/1956, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký ban hành Nghị định số 666/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Cục Hàng không dân dụng thuộc Thủ tướng phủ, sự kiện này đã đặt nền móng cho sự ra đời, trưởng thành và phát triển của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam. Từ đó ngày 15 tháng 1 đã trở thành ngày truyền thông của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam.
Mặc dù ra đời trong giai đoạn đất nước ta còn lạc hậu, điều kiện kinh tế thấp và đặc biệt khi đất nước ta vẫn tạm bị chia thành hai miền nhưng dưới sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chủ tịch Hồ Chí Minh, sự chỉ đạo và nỗ lực của Quân uỷ Trung ương, Bộ quốc phòng và Ban nghiên cứu sân bay cũng như các đơn vị quân đội, chính quyền và nhân dân các địa phương; vào năm 1956 nước ta đã khôi phục được 6 sân bay là Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Sơn La, Lai Châu, Quảng Bình đã tạo ra đầu mối giao thông quan trọng với trung tâm là sân bay Gia Lâm.
Vào tháng 2/1956, máy bay của Hàng không dân dụng Việt Nam chính thức được đưa vào sử dụng để thay thế Hàng không Pháp. Cuối năm 1959, Cục hàng không dân dụng Việt Nam chỉ có 10 chiếc máy bay nhưng đã thực hiện được 3.735 chuyến bay vận tải hành khách và hàng hoá, điều này đã góp phần cải thiện nền kinh tế miền Bắc Việt Nam và công cuộc cách mạng chung của cả nước ta. Để tiếp nối cho mục tiêu khôi phục kinh tế, Chính phủ đã thành lập Cục Hàng không dân dụng (07/06/1963) và Quân chủng Phòng không – Không quân (22/10/1963). Trong tình hình chiến tranh tại nước ta, các tổ lái và máy bay mang ký hiệu của Hàng không dân dụng thực chất là lực lượng quân đội nằm trong biên chế của Trung đoàn Không quân vận tải 919 của Cục Không quân, Trung đoàn 919 đã thực hiện hàng ngàn chuyến bay vận tải phục vụ mở đường Trường Sơn, vận chuyển vũ khí, v.v. Đặc biệt trong giai đoạn 1959 – 1964, Trung đoàn 919 và cơ quan bảo đảm bay đã đảm nhiệm phục vụ các chuyến bay chuyên cơ đưa Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi công tác trong và ngoài nước; điều hành các chuyến bay chở Ủy ban Giám sát Hiệp định Giơnevơ đi lại trên miền Bắc.
Giai đoạn 1965 – 1975, các ngành kinh tế trong đó có ngành Hàng không dân dụng gặp rất nhiều khó khăn do cuộc chiến tranh đã phá hoại bằng không quân và hải quân Mỹ gây ra. Do đó, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã có nhiều sự thay đổi như xây dựng phòng đối ngoại, vận chuyển, tài chính, quản lý bay, v.v. với biên chế của Cục chỉ có 36 cán bộ đảm nhiệm. Song song, lực lương và phượng tiện cũng được củng cố để phục vụ cho các kế hoạch chiến tranh. Do nỗ lực không ngừng của các cán bộ chiến sĩ Trung đoàn tập, họ đã hoành thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, tạo nên ý nghĩa lịch sử của Không quân nhân dân và hàng không dân dụng Việt Nam. Trong đó, phải kể đến cuộc tổng tiến công mùa Xuân năm 1975 và chiến dịch Hồ Chí Minh, Hàng không dân dụng và Không quân vận tải đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ, quân dịch thua chạy rút khỏi sân bay ở dâu, cầu hàng không được nối ngay tới đó nhằm cung cấp vũ khí, lượng thực cho cuộc chiến. Vào ngày 15/05/1975, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước ta đã di chuyển từ Thủ đô Hà Nội vào thành phố Sài Gòn trên chiếc chuyên cơ của Hàng không dân dụng Việt Nam để tham dự lễ đại thắng giải phóng đất nước.
Hàng không Việt Nam trong hai giai đoạn mở rộng (1976 – 1989); giai đoạn đổi mới và phát triển (1989-2915) sẽ được đăng tải tiếp trong kì tới. Kính mời quý độc giả đón đọc.
Nguồn tham khảo:
Cục Hàng không Việt Nam: https://caa.gov.vn/hanh-khach-can-biet/lich-su-phat-trien-nganh-hang-khong-dan-dung-viet-nam-20181004114819061.htm
Tổng công ty quản lý bay Việt Nam VATM: https://vatm.vn/lich-su-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-tong-cong-ty-quan-ly-bay-viet-nam-phan-i-s729.html