Vật thể bay không xác định (UFO) là có thực và chúng ta giờ đã biết vận tốc của chúng nhanh đến mức nào.
Giới khoa học đã cho ra mô hình tính toán vận tốc của các loại UFO (Ảnh: Handout)
Sau khi Lầu Năm Góc công bố bản báo cáo chưa từng có về UFO, các nhà khoa học đã tính toán xem “công nghệ hiện đại” có thể lý giải được những hiện tượng bí ẩn này hay không.
Dù có nguồn gốc bên ngoài vũ trụ hay là không, UFO vẫn đang xuất hiện trên bầu trời và chính phủ Mỹ đã thừa nhận về điều đó. Vào ngày 25/6 vừa qua, Lầu Năm Góc công bố kết quả của họ trong cuộc điều tra hơn 100 hiện tượng trên không không xác định (UAP) – cách nói khác của quân đội về UFO. Rất nhiều vụ binh sĩ Mỹ bắt gặp UFO đã xảy ra và bị rò rỉ, xuất hiện trên Internet trong suốt nhiều năm qua.
Một trong số những vụ như vậy xảy ra giữa thanh thiên bạch nhật trong năm 2016 và chỉ mới được Lầu Năm Góc xác nhận vào năm ngoái. Đoạn video xuất hiện cho thấy các phi công Hải quân Mỹ đang rượt đuổi một “máy bay lạ” ngoài bờ biển phía Đông nước Mỹ. Một phi công thốt lên: “Cái thứ quái gì kia?”.
UFO xuất hiện khá nổi bật do hình dáng kỳ dị, có “ánh sáng bao quanh” và lối di chuyển dường như đi ngược lại các định luật vật lý.
Chad Underwood, viên phi công đã ghi lại đoạn băng chạm trán UFO từ chiếc F-18 của Hải quân, đã gọi UFO là “Tic Tac”. Ông nói rằng ông chưa từng chứng kiến một thứ gì như vậy trong đời mình.
Năm 2019, viên phi công này nói với tạp chí New York rằng: “Nó di chuyển theo những cách không bình thường về mặt vật lý. Điều đó rất thu hút tôi. Máy bay, dù có hay không có người lái, vẫn phải tuân theo định luật vật lý, chúng cần có nguồn lực đẩy, một nguồn phản lực nào đó”. Theo lời Underwood, UFO không tuân thủ các định luật vật lý. Nó từ độ cao hàng nghìn feet xuống độ cao vài trăm feet “chỉ trong vài giây”.
Nhằm hiểu rõ hơn về những vật thể này, một nhóm các nhà khoa học đã thiết kế một công cụ để tính toán vận tốc của chúng. Công cụ có tên “Bộ tính toán Vận tốc UFO” giúp tính vận tốc của UFO bằng cách áp dụng các nguyên tắc kỹ thuật và hàng không. Tuy nhiên, kỹ sư cơ khí Rahul Singh Dgari nói rằng với công nghệ hiện nay của chúng ta, không thể tái hiện lại được hết các đặc tính của UFO.
Nhưng điều này không có nghĩa UFO có nguồn gốc ngoài hành tinh; sau cùng thì báo cáo của Lầu Năm Góc cũng phát hiện ra ít nhất 1 vụ chạm trán UFO có thể giải thích được – nó là khí cầu.
Hình dạng UFO và các mẫu động cơ chúng sử dụng (giả định) theo dự án của Dhari (Ảnh: Express)
Tiến sĩ Dhari cho rằng UFO là một vấn đề cần xem xét một cách nghiêm túc, nếu nhìn qua lăng kính khoa học và kỹ thuật. Ông nói: “Bộ tính này xe xem UFO như các vật thể bay công nghệ cao và xét nó dựa trên khía cạnh kỹ thuật. Giống như máy bay hiện đại của chúng ta, tôi đã cố gắng thiết kế chúng từ nhiều biến số. Dựa trên các thông số đó, chúng tôi cố gắng ước tính vận tốc của chúng”.
Các bạn có thể ghé thăm website Bộ tính toán Vận tốc UFO Tại Đây.
Sử dụng công cụ này, người ta có thể biết được đặc tính của một số loại UFO hoặc động cơ mà chúng sử dụng (tất cả chỉ là giả định, dựa trên tính toán của mô hình do các nhà khoa học chế tạo), như động cơ tên lửa RD-0146.
Ví dụ như, UFO có hình dạng giống như chiếc đĩa bay ước tính có trọng lượng hơn 21.320 kg, đường kính 13,6 m. Được trang bị một động cơ duy nhất không rõ nguồn gốc, mẫu UFO này có thể đạt vận tốc lên tới gần 19.000 km/giờ. Với vận tốc như vậy, nó có thể bay từ London (Anh) tới San Francisco (Mỹ) chỉ trong 27 phút.
Để so sánh, một máy bay chở khách thông thường phải mất 11 giờ để thực hiện hành trình đó.
Một ví dụ khác, mẫu UFO hình tam giác được trang bị một động cơ bí ẩn, ước tính có vận tốc tối đa đạt 8.362 km/giờ. Mẫu UFO này bay từ London đến San Francisco trong vòng 1 giờ đồng hồ – tức tiết kiệm được 91% thời lượng bay so với máy bay thông thường.
Tiến sĩ Dhari đã chế tạo bộ tính vận tốc UFO cùng với đồng nghiệp của mình, Tiến sĩ toán học Anna Sczepanek.
Điều cần lưu ý về dự án này là, nó không thể nào mô phỏng lại các UFO bí ẩn và các hệ thống tạo lực đẩy của chúng, do vấn đề về công nghệ. Ông nói: “Tôi nghĩ rằng chi phí để phát triển và chế tạo chúng rất đắt đỏ, bởi cần rất nhiều công nghệ, từ an toàn về cấu trúc cho tới lực đẩy – đặc biệt là từ khía cạnh bay: Cứ tưởng tượng khi bạn đang ngồi trên một chiếc Concorde nhưng bay nhanh hơn rất nhiều”.
“Tác động môi trường cũng cần phải được đánh giá: Khủng hoảng khí hậu đã trở thành một nhân tố lớn đối với mọi dự án như thế này” – ông Dhari nói.
(theo Baomoi)