Trái Đất không phải là thế giới đại dương duy nhất trong Hệ Mặt trời. Ngoài vũ trụ cũng có rất nhiều đại dương khác nhưng chưa được con người biết đến.
Europa
Europa là vệ tinh lớn thứ tư của sao Mộc và là vệ tinh hầu như không có miệng núi lửa nào cao hơn hoặc sâu hơn vài nghìn feet. Điều này cho thấy bề mặt của Europa rất trẻ về mặt địa chất và có thể nổi trên một lớp phủ lỏng.
Do sự lên xuống của thủy triều và lực ma sát từ sự tương tác hấp dẫn với sao Mộc tạo ra đủ nhiệt để giữ chất lỏng bên trong đại dương, nhưng vì nó ở quá xa mặt trời nên bề mặt vẫn bị đóng băng.
Europa cũng có một bầu khí quyển oxy rất mỏng, được tạo ra khi bức xạ chia cắt các phân tử nước trong lớp băng bề mặt.
Một nghiên cứu năm 2007 được công bố trên tạp chí Astrobiology đã tính toán rằng mức độ oxy trong đại dương của Europa có thể ngang bằng với biển sâu của Trái Đất, điều này càng củng cố cơ hội chứa đựng sự sống của vệ tinh Europa
Ganymede
Ganymede, vệ tinh lớn nhất của sao Mộc, lớn hơn 8% so với sao Thủy, nhưng chỉ bằng một nửa khối lượng của nó. Khối lượng thấp như vậy cho thấy rằng nó được làm bằng đá và nước.
Vào những năm 1990, tàu vũ trụ Galileo phát hiện ra rằng Ganymede có từ trường riêng, nghĩa là nó phải có lõi sắt nóng chảy. Nhiệt từ lõi này sẽ đủ để làm tan chảy băng và tạo ra một đại dương ngầm khổng lồ.
Callisto
Callisto là vệ tinh lớn thứ hai của sao Mộc. Nó lớn gần bằng sao Thủy, nhưng nặng bằng một phần ba, có nghĩa là nó chứa khoảng 50% nước. Điều kỳ lạ ở Callisto là bề mặt hoàn toàn là các miệng núi lửa.
Ngày nay, Callisto đã chết về mặt địa chất. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí, băng không bao giờ tan chảy hoàn toàn trong quá trình hình thành của Callisto
Mặc dù vậy, chúng ta biết rằng Callisto có một đại dương lỏng gần bề mặt.
Sao Diêm Vương
Sao Diêm Vương quá nhỏ để có thể giữ đủ nhiệt cho lõi của nó nóng chảy. Sự đốt cháy phóng xạ dưới bề mặt chỉ cung cấp 2% năng lượng bức xạ lên trên. Nhưng điều đó vẫn đủ để làm tan chảy các nguyên tố nhẹ hơn và cho phép các khoáng chất silicat nặng hơn chìm xuống.
Theo NASA, bề mặt của sao Diêm Vương lạnh đến mức được bao phủ bởi tuyết làm từ nitơ rắn, metan và carbon monoxide (CO)
Ngoài ra, theo một nghiên cứu tại Đại học Purdue, các nhà khoa học cho rằng nước bên trong sao Diêm Vương hoạt động giống như magma nóng chảy trong lớp phủ của Trái Đất.
Ceres
Ceres là vật thể lớn nhất trong Vành đai tiểu hành tinh, và là hành tinh lùn duy nhất trong Hệ Mặt trời. Ban đầu nó được hình thành như một hỗn hợp của đá với khoảng 10% là băng.
Vào thời kỳ đầu của quá trình hình thành Ceres, sự nóng lên từ sự phân rã phóng xạ của các nguyên tố nặng hơn đã làm tan chảy băng, khiến phần lớn đá chìm xuống phía lõi.
Trải qua hàng tỷ năm, các dòng đối lưu đã mang nhiệt lượng ra khỏi lõi và cho phép phần bên trong hầu như đóng băng chất rắn trở lại, nhưng Ceres dường như vẫn có một ít nước lỏng bên dưới bề mặt.
Các kính thiên văn không gian Herschel đã quan sát đếm được lượng hơi nước thoát vào không gian với khối lượng 13,2 pound mỗi giây. Tổng lượng nước trong lớp phủ băng giá của Ceres nhiều hơn tất cả nước ngọt trên Trái Đất.
Còn nữa…
(theo dân trí)