Giám đốc NASA cảnh báo Trung Quốc có thể chiếm cực nam Mặt trăng

Giám đốc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) Bill Nelson cho rằng, Trung Quốc có thể chiếm khu vực cực nam của Mặt trăng nếu các phi hành gia của họ đến trước Mỹ trong cuộc đua vũ trụ mới.

Giám đốc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) Bill Nelson

Giám đốc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) Bill Nelson

Cả Mỹ và Trung Quốc đều đặt mục tiêu thiết lập các căn cứ lâu dài ở cực Nam của Mặt trăng, nơi được cho là chứa nước đóng băng, có thể mang dấu hiệu của sự sống.

Ông Bill Nelson, người đứng đầu cơ quan NASA cho rằng Trung Quốc có thể chiếm cực Nam của Mặt trăng nếu các phi hành gia của họ đến đó trước.

“Bạn đã thấy hành động của chính phủ Trung Quốc trên Trái đất. Họ tuyên bố một số đảo quốc tế ở Biển Đông là của họ và xây dựng đường băng quân sự trên đó”, ông Bill Nelson lấy ví dụ tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Florida hôm 8-8.

“Đương nhiên, tôi không muốn Trung Quốc đưa con người đến cực Nam Mặt trăng trước và sau đó nói, đây là của chúng tôi, hãy đứng ngoài cuộc”, ông Nelson nói.

Theo ông Nelson, nếu tìm thấy lượng nước dồi dào có thể được sử dụng cho các phi hành đoàn và tàu vũ trụ trong tương lai, thì cần đảm bảo rằng nguồn nước đó có sẵn cho tất cả mọi người, không chỉ là người tuyên bố phát hiện đầu tiên.

Cực Nam Mặt trăng là khu vực bí ẩn mà con người rất muốn khám phá

Cực Nam Mặt trăng là khu vực bí ẩn mà con người rất muốn khám phá

Trung Quốc đã nghiên cứu phát triển các phương tiện phóng và tàu vũ trụ cùng các thiết bị khác cho mục tiêu đã nêu từ lâu là đưa các phi hành gia Trung Quốc lên Mặt trăng vào năm 2030.

Trong khi đó, Nga và Ấn Độ cũng đang cạnh tranh để trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện sứ mệnh tiếp cận cực nam Mặt trăng mà không có phi hành đoàn. Cả tàu Luna 25 – tàu vũ trụ thám hiểm Mặt trăng đầu tiên của Nga sau gần 50 năm và Chandrayaan 3 của Ấn Độ dự kiến sẽ hạ cánh vào khoảng ngày 23-8.

Với NASA, kế hoạch đưa các phi hành gia trở lại Mặt trăng vào năm 2025 có thể bị hoãn lại, với một yếu tố quan trọng nhất vẫn còn thiếu, đó là tàu Starship của SpaceX.

(Theo 24h)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *