Một tiểu hành tinh được Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) theo dõi gần 25 năm qua có thể va chạm với trái đất trong tương lai, theo kết quả nghiên cứu mới.
javascript:if(typeof(admSspPageRg)!=’undefined’){admSspPageRg.draw(2015031);}else{parent.admSspPageRg.draw(2015031);}
Lần đầu tiên được phát hiện năm 1999, Bennu, một tiểu hành tinh gần trái đất, có thể trượt vào quỹ đạo của địa cầu và va chạm với hành tinh của chúng ta vào tháng 9.2182.
Cứ mỗi 6 năm Bennu lại đến gần trái đất, và đã có 3 lần tiếp cận địa cầu trong các năm 1999, 2005 và 2011, theo Space.com dẫn báo cáo mới của đội ngũ thi hành sứ mệnh OSIRIS-REx.
Dựa trên tính toán của NASA, xác suất va chạm giữa Bennu và trái đất vào năm 2182 là 1 trên 2.700.
Tàu OSIRIS-Rex là sứ mệnh đầu tiên của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thu thập mẫu vật từ tiểu hành tinh quay về trái đất. Được phóng từ năm 2016, đến nay con tàu đã trải qua 7 năm trong không gian.
Năm 2018, tàu OSIRIS-Rex tiếp cận tiểu hành tinh Bennu và thu thập mẫu vật khoảng 250 g từ tiểu hành tinh này vào năm 2020 trước khi lên đường quay về địa cầu từ tháng 5.2021.
Ngày 24.9, khoang chứa mẫu vật từ Bennu sẽ được thả xuống trái đất ở độ cao 102.000 km (1/3 khoảng cách từ trái đất-mặt trăng), và khoang chứa mẫu sẽ lao xuống khu vực phải nằm gọn trong diện tích 647,5 km2 trên sa mạc Utah (Mỹ).
Chia sẻ với Đài ABC News, nhà vật lý thiên văn Hakeem Oluyesi dự báo sứ mệnh OSIRIS-REx sẽ thay đổi những gì con người biết về nguồn gốc của hệ mặt trời.
“(Sứ mệnh) mang đến những vật chất tinh khôi và chưa từng bị ô nhiễm từ môi trường bên ngoài, cho phép tiết lộ những bí mật của hệ mặt trời thời còn non trẻ”, chuyên gia Oluyesi cho biết, thêm rằng các nhà khoa học thế giới kỳ vọng tìm được những tiền tố phân tử ban đầu của sự sống trong mẫu vật của tiểu hành tinh Bennu.
(Theo Thanh Niên)