Khi nào Trái đất sẽ hết ôxy nuôi dưỡng sự sống?

Sau một tỉ năm nữa, khí quyển Trái đất sẽ chứa rất ít khí ôxy, biến hành tinh chúng ta trở thành vùng đất chết cho những sự sống đa bào và phức tạp như loài người, theo báo cáo trên chuyên san Nature Geoscience.

Một tỉ năm nữa, Trái đất sẽ rất khác /// Shutterstock
Một tỉ năm nữa, Trái đất sẽ rất khác

SHUTTERSTOCK
Ngày nay, khí ôxy chiếm khoảng 21% khí quyển Trái đất, mang đến sự sống cho các loài sinh vật, bao gồm con người.
Tuy nhiên, vào thời điểm địa cầu còn non trẻ, hàm lượng dưỡng khí trong khí quyển thấp hơn nhiều lần, và tình trạng này sẽ tái diễn trong tương lai.
Nhà nghiên cứu Kazumi Ozaki của Đại học Toho (Nhật Bản) và Chris Reinhard của Viện Công nghệ Georgia (Mỹ) đã rút ra kết luận trên sau khi xây dựng mô hình khí hậu, sinh học và địa chất của Trái đất, nhằm dự báo các điều kiện của khí hậu trong nhiều năm tới.
Kết quả cho thấy khí quyển địa cầu sẽ duy trì được hàm lượng ôxy cao trong vòng 1 tỉ năm nữa, trước khi giảm mạnh xuống mức như trước Sự kiện Ôxy hóa Lớn cách đây khoảng 2,4 tỉ năm.
“Chúng tôi phát hiện khí quyển nhiều dưỡng khí của Trái đất sẽ không duy trì vĩnh viễn”, chuyên gia Ozaki cho biết.
Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự thay đổi trên là, trong quá trình già đi, mặt trời của chúng ta sẽ nóng hơn và phóng thích nhiều năng lượng hơn trước. Điều này sẽ dẫn đến hàm lượng COtrong không khí giảm mạnh, khiến số lượng thực vật quang hợp, như thực vật, ít đi.
Khi đó, sự sống trên Trái đất sẽ chỉ còn ở dạng vi khuẩn, theo dự báo.
(theo Thanh Niên)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *